- On 22/03/2024
- In Blogs Travel Tips
- Tags:
Worship of Hùng Kings in Phú Thọ
🇻🇳 The Hung Kings Commemoration Day on the 10th day of third lunar month as April 18 this year. Worship of Hùng Kings in Phú Thọ – UNESCO Intangible Cultural Heritage of Humanity – the tradition embodies spiritual solidarity and provides an occasion to acknowledge national origins and sources of Vietnamese cultural and moral identity.
Sources: Wikipedia | UNESCO
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Worship of Hùng Kings in Phú Thọ: The Intangible Cultural Heritage of Humanity
Annually, millions of people converge on the Hùng temple at Nghĩa Lĩnh mountain in Phú Thọ province to commemorate their ancestors and pray for good weather, abundant harvests, good luck and good health. The largest ceremony, the Ancestral Anniversary festival of the Hùng Kings, is celebrated for about one week at the beginning of the third lunar month.
People from surrounding villages dress in splendid costumes and compete to provide the best palanquin and most highly valued objects of worship for the key rite in which drums and gongs are conveyed to the main temple site. Communities make offerings of rice-based delicacies such as square cakes and glutinous cakes, and there are verbal and folk arts performances, bronze drum beating, Xoan singing, prayers and petitions.
Secondary worship of Hùng Kings takes place at sites countrywide throughout the year. The rituals are led and maintained by the Festival Organizing Board – knowledgeable individuals of good conducts, who in turn appoint ritual committees and temple guardians to tend worship sites, instruct devotees in the key ritual acts and offer incense. The tradition embodies spiritual solidarity and provides an occasion to acknowledge national origins and sources of Vietnamese cultural and moral identity.
VNA — The commemoration of Hung Kings, known as the national death anniversary, is often from the eighth day to the eleventh day of the third lunar month with the tenth day observed as the major event.
Các hoạt động văn hóa, Lễ và hội
Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng Ba âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.
Có hai lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội tại đền Hùng:
Lễ rước kiệu Vua:
Đám rước kiệu, nhiều màu sắc của rất nhiều cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.
Lễ dâng hương:
Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Theo quan niệm của người Việt, mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nghỉ lễ khá đặc biệt khi Luật sử dụng lịch âm để xác định ngày cho người lao động nghỉ. Tại Việt Nam, có hai dịp nghỉ lễ, Tết mà Luật dùng Âm lịch để xác định ngày nghỉ cho người lao động. Đó là vào dịp Tết Nguyên Đán và dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Truyền thuyết các Vua Hùng
Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ I là con trai của Lạc Long Quân, lên ngôi vào năm 2524 trước công nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, truyền đời đến năm 258 trước công nguyên thì bị Thục Phán An Dương Vương của tộc Âu Việt chiếm mất nước. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục.
Lộc Tục là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Lộc Tục cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi (anh trai Lộc Tục) là con nối ngôi, cai quản phương Bắc là nước Xích Thần, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, các bộ tộc Bách Việt, gọi là nước Xích Quỷ.
Kinh Dương Vương khi xuống Thủy phủ, đã lấy con gái Long Vương Động Đình Quân tên là Thần Long Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân thay cha trị nước Xích Quỷ, còn Kinh Dương Vương không biết rõ đã đi đâu sau khi truyền vị. Đế Nghi truyền ngôi cho con trai là Đế Lai cai trị phương Bắc, Đế Lai nhân thiên hạ vô sự mà đi chu du khắp nơi, đi qua nước Xích Quỷ, thấy Lạc Long Quân đã về Thủy phủ, liền lưu con gái của mình là Âu Cơ ở lại đó.
Lạc Long Quân trở về, thấy Âu Cơ xinh đẹp, liền biến hóa thành chàng trai phong tú mỹ lệ, Âu Cơ ưng theo, Lạc Long Quân liền rước nàng về núi Long Trang. Hai người ở với nhau một năm, sinh ra bọc trăm trứng, sinh ra trăm người con trai anh dũng phi thường. Lạc Long Quân ở lâu dưới Thủy phủ, Âu Cơ vốn là người Bắc quốc, nhớ nhà liền gọi Long Quân trở về. Âu Cơ nói với Lạc Long Quân: Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với Quân, sinh được một trăm con trai mà không gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng, không vợ, một mình vò võ.
Lạc Long Quân bảo rằng: Ta là loài rồng, sinh trưởng ở Thủy tộc; nàng là giống Tiên, người trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp mà lại có con nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi con về Thủy phủ, phân trị các xứ, năm mươi con theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe không được bỏ nhau.
Âu Cơ cùng năm mươi người con trai ở tại Phong Châu, tự suy tôn người con trưởng lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước ra làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đóng đô ở bộ Văn Lang, Phong Châu.
Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, sử gia Ngô Sĩ Liên có lời bàn: Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?
Thiên Xuân Travel – Live your travel dreams!
Park 2, 208 Nguyen Huu Canh Street, Ward 22,
Binh Thanh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
📨 booking@thienxuantravel.com
☎️ +84 888 890 898 — 0938 558 228
Office in the United States
14114 Beech Glen Dr, Houston, TX 77083
☎️ +1 (281) 906-2744