Hung Kings Commemoration Day - Den Hung, Phu Tho

Giỗ Tổ Hùng Vương

Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay 2024 rơi vào thứ Năm 18 tháng Tư. UNESCO đã công nhận «Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng» là «Kiệt tác Truyền khẩu và Phi vật thể nhân loại» năm 2012 🇻🇳

Sources: Wikipedia | UNESCO

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Hung Kings Commemoration Day - Den Hung, Phu Tho
Hung Kings Commemoration Day – Den Hung, Phu Tho

Ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nghỉ lễ khá đặc biệt khi Luật sử dụng lịch âm để xác định ngày cho người lao động nghỉ. Tại Việt Nam, có hai dịp nghỉ lễ, tết mà Luật dùng lịch âm để xác định ngày nghỉ cho người lao động. Đó là vào dịp Tết Nguyên Đán và dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam. Đền Hùng là một di tích vô giá minh chứng cho truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm; là sợi dây nối kết trăm triệu người Việt năm châu bốn biển.

Hung Kings Commemoration Day - Den Hung, Phu Tho
Hung Kings Commemoration Day – Den Hung, Phu Tho

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào Mùng Mười tháng Ba Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm và tôn kính. UNESCO đã công nhận «Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng» là «kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại» vào ngày 6 tháng 12 năm 2012.

Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê các vua và nhân dân địa phương đều đến lễ bái các vua Hùng. Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, tổ chức ngày giỗ Hùng Vương thứ 18 vào ngày 11 tháng Ba âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào lính.

Hung Kings' Festival - Vietnam Tourism
Hung Kings’ Festival – Vietnam Tourism

Sang thế kỷ XX, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 tháng Bảy phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 tháng Ba âm lịch thì cử hành «quốc tế» hàng năm, tức là các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế. Đây cũng là cứ liệu xác tín nhất để xác định rõ ràng ngày lễ chính thức Giỗ Tổ Hùng Vương ngày Mùng Mười tháng Ba âm lịch chỉ được ban hành từ hoàng triều Khải Định.

Temple of Hùng Kings at Tao Dan Park, District 1, Ho Chi Minh City
Temple of Hùng Kings at Tao Dan Park, District 1, Ho Chi Minh City

Các hoạt động văn hóa, Lễ và hội

Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng Ba âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.

Có hai lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội tại đền Hùng:

Lễ rước kiệu Vua:
Đám rước kiệu, nhiều màu sắc của rất nhiều cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.

Lễ dâng hương:
Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Theo quan niệm của người Việt, mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Hung Kings Commemoration Day - Den Hung, Phu Tho
Hung Kings Commemoration Day – Den Hung, Phu Tho

Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Hung Kings Commemoration Day - Den Hung, Phu Tho
Hung Kings Commemoration Day – Den Hung, Phu Tho

Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nghỉ lễ khá đặc biệt khi Luật sử dụng lịch âm để xác định ngày cho người lao động nghỉ. Tại Việt Nam, có hai dịp nghỉ lễ, Tết mà Luật dùng Âm lịch để xác định ngày nghỉ cho người lao động. Đó là vào dịp Tết Nguyên Đán và dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Truyền thuyết các Vua Hùng

Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ I là con trai của Lạc Long Quân, lên ngôi vào năm 2524 trước công nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, truyền đời đến năm 258 trước công nguyên thì bị Thục Phán An Dương Vương của tộc Âu Việt chiếm mất nước. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục.

Lộc Tục là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Lộc Tục cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi (anh trai Lộc Tục) là con nối ngôi, cai quản phương Bắc là nước Xích Thần, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, các bộ tộc Bách Việt, gọi là nước Xích Quỷ.

Hung Kings Commemoration Day - Den Hung, Phu Tho
Hung Kings Commemoration Day – Den Hung, Phu Tho

Kinh Dương Vương khi xuống Thủy phủ, đã lấy con gái Long Vương Động Đình Quân tên là Thần Long Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân thay cha trị nước Xích Quỷ, còn Kinh Dương Vương không biết rõ đã đi đâu sau khi truyền vị. Đế Nghi truyền ngôi cho con trai là Đế Lai cai trị phương Bắc, Đế Lai nhân thiên hạ vô sự mà đi chu du khắp nơi, đi qua nước Xích Quỷ, thấy Lạc Long Quân đã về Thủy phủ, liền lưu con gái của mình là Âu Cơ ở lại đó.

Lạc Long Quân trở về, thấy Âu Cơ xinh đẹp, liền biến hóa thành chàng trai phong tú mỹ lệ, Âu Cơ ưng theo, Lạc Long Quân liền rước nàng về núi Long Trang. Hai người ở với nhau một năm, sinh ra bọc trăm trứng, sinh ra trăm người con trai anh dũng phi thường. Lạc Long Quân ở lâu dưới Thủy phủ, Âu Cơ vốn là người Bắc quốc, nhớ nhà liền gọi Long Quân trở về. Âu Cơ nói với Lạc Long Quân: Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với Quân, sinh được một trăm con trai mà không gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng, không vợ, một mình vò võ.

Hung Kings Commemoration Day - Den Hung, Phu Tho
Hung Kings Commemoration Day – Den Hung, Phu Tho

Lạc Long Quân bảo rằng: Ta là loài rồng, sinh trưởng ở Thủy tộc; nàng là giống Tiên, người trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp mà lại có con nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi con về Thủy phủ, phân trị các xứ, năm mươi con theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe không được bỏ nhau.

Hung Kings Commemoration Day - Den Hung, Phu Tho
Hung Kings Commemoration Day – Den Hung, Phu Tho

Âu Cơ cùng năm mươi người con trai ở tại Phong Châu, tự suy tôn người con trưởng lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước ra làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đóng đô ở bộ Văn Lang, Phong Châu.

Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, sử gia Ngô Sĩ Liên có lời bàn: Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?

Hung Kings Commemoration Day - Vibrant Ho Chi Minh City
Hung Kings Commemoration Day – Vibrant Ho Chi Minh City

Thiên Xuân Travel – Live your travel dreams!

Park 2, 208 Nguyen Huu Canh Street, Ward 22,
Binh Thanh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
📨 booking@thienxuantravel.com
☎️ +84 888 890 898 — 0938 558 228

Office in the United States
14114 Beech Glen Dr, Houston, TX 77083
☎️ +1 (281) 906-2744

Your opinion counts!