- On 24/07/2023
- In Blogs Travel Tips
- Tags:
Lễ hội Trăng tròn tháng Tám
Trung Thu là Tết Nhi Đồng, là một cách kỳ diệu để ăn mừng Trăng tròn Tháng Tám. Đây đó người ta đón mùa Thu với bánh trung thu, đèn lồng và ngắm trăng với một bầu trời đầy sao.
Nguồn: Patricia Doherty | Travel + Leisure
Trăng tròn diễn ra gần Tiết Thu Phân, là quãng thời gian giữa mùa Thu, nên nó có ý nghĩa quan trọng đối với mọi người trên khắp thế giới. Ở nhiều quốc gia, ngày trăng tròn được tính như ngày Thu hoạch Mùa trăng; trời đất thắp sáng màn đêm cho nhà nông làm việc trên cánh đồng xuyên đêm. Ở nhiều nước châu Á, trăng tròn được xem là trăng sáng nhất trong năm, nên vào dịp Tết Trung Thu người ta có nhiều phong tục bao gồm đoàn tụ gia đình, các món ăn đặc biệt, bánh trung thu và đèn lồng.
Tết Trung Thu được tổ chức rộng rãi trên khắp Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Thái Lan vào ngày 15 tháng Tám âm lịch, thường rơi vào giữa tháng Chín hoặc đầu tháng Mười dương lịch hàng năm.
Các phong tục truyền thống mừng Tết Trung Thu
Phong tục lễ hội khác nhau giữa các quốc gia, nhưng hầu hết tập trung vào các cuộc họp mặt gia đình, các món ăn đặc biệt, đèn lồng và cúng Trăng. Ở Hàn Quốc, lễ kỷ niệm kéo dài ba ngày và nhiều người đi du lịch để đoàn tụ với người thân. Tại Đài Loan, Tết Trung Thu là một ngày lễ quốc gia, được tổ chức với việc ăn bánh trung thu và bưởi, một loại cam quýt lớn có họ hàng với bưởi.
Ở Việt Nam, Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Nhi Đồng và những đứa trẻ mang theo những chiếc đèn lồng khi chúng xem múa lân và thưởng thức bánh trung thu. Khu phố Tàu và Gardens by the Bay của Singapore có trưng bày đèn lồng và cả phiên bản truyền thống và hiện đại của bánh trung thu.
Bánh trung thu là những chiếc bánh hình tròn có nhân được trang trí cầu kỳ, thường có hoa văn mô tả các truyền thuyết về Trung Thu. Mọi người dùng bánh Trung Thu làm quà tặng và cùng nhau thưởng thức trong các buổi họp mặt gia đình. Từ thời nhà Minh (1368-1644 sau Công nguyên) bánh Trung Thu đã trở thành bánh truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp mừng Trung Thu. Nhân bánh truyền thống được làm bằng bột hạt sen, hạt dưa, lòng đỏ trứng vịt muối, bột, đậu, lạp xưởng, xá xíu, vi cá… hoặc thời gian gần đây biến tấu thêm bằng sô cô la, nấm cục, gan ngỗng hoặc thậm chí là kem và nhân lava tan chảy.
Những truyền thuyết về Hằng Nga
Thực ra có khá nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc của Hằng Nga và Cung Trăng nhưng nổi tiếng và được coi là chính thống nhất là câu chuyện kể về việc Hằng Nga cùng chồng là Hậu Nghệ vốn là thần tiên bất tử, nhưng vì Hậu Nghệ dùng cung tên giúp người trần gian bắn rơi chín trong tổng số mười Mặt Trời đang thiêu đốt trái đất, mà cả hai vợ chồng bị Ngọc Hoàng tước đi sự bất tử và đày xuống hạ giới.
Sau khi tìm được cây đa là một liều thuốc thần giúp trở lại với cuộc sống bất tử, Hằng Nga uống quá liều nên bay thẳng lên Cung Quảng Hằng không trở lại được, từ đó cô được coi như là vị nữ thần của Mặt Trăng. Hậu Nghệ mất vợ thất tình nên đặt những món ăn yêu thích của vợ lên bàn mỗi năm sau đó vào ngày trăng tròn nhất, với hy vọng Hằng Nga sẽ xuất hiện.
Thiên Xuân Travel ✈ Live your travel dreams!
📨 booking@thienxuantravel.com
☎️ +84 888 890 898 — 0938 558 228
📷 Image by Nguyen Do from Pixabay, Dashu83 on Freepik, Merson Sua from Pixabay