Image by Earsuit from Pixabay

Đôi nét về Đài Loan

Đài Loan và các đảo xung quanh, nằm ở Đông Á ở rìa tây bắc Thái Bình Dương, sở hữu địa hình địa lý đa dạng từ rừng, sản phẩm nông nghiệp và hệ sinh thái biển, cũng như sự đa dạng về văn hóa dân tộc cùng với phong tục tập quán của người dân địa phương của vùng đảo này.

Các thành phố lớn

ĐÀI BẮC

Với dân số gần 2,7 triệu người, thành phố Đài Bắc nằm ở phía bắc Đài Loan, bao gồm phần phía đông bắc của lưu vực Đài Bắc và các ngọn đồi xung quanh. Nó được chia thành mười hai quận hành chính có diện tích 271 km vuông. Đài Bắc là nơi có nhiều thành phần dân cư bao gồm người bản địa, người Mân Nam, người Khách Gia, người Trung Hoa đại lục, người nhập cư mới và người nước ngoài. So với các thành phố lớn khác ở bờ Tây Đài Loan, Đài Bắc phát triển khá muộn.

Trước khi người Hán nhập cư quy mô lớn từ miền nam Đài Loan vào đầu thế kỷ 18, khu vực Đài Bắc chủ yếu là nơi sinh sống của người dân bản địa đồng bằng. Năm 1884, triều đình nhà Thanh chính thức chuyển thủ đô hành chính của Đài Loan từ Đài Nam đến Đài Bắc và dựng lên một bức tường lớn để bảo vệ thành phố, đánh dấu sự chuyển dịch quan trọng về kinh tế và quyền lực về phía bắc. Kể từ đó, Đài Bắc là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Đài Loan.

Image by Ke Hugo from Pixabay
Image by Ke Hugo from Pixabay
Image by 小新 張 from Pixabay
Image by 小新 張 from Pixabay

THÀNH PHỐ TÂN BẮC

Bao quanh thủ đô của đất nước, Thành phố Tân Bắc có diện tích chỉ hơn 2000 km2 và có dân số hơn 3,9 triệu người. Vị trí gần Đài Bắc đã giúp Thành phố Tân Bắc phát triển thành một trung tâm công nghiệp và thương mại lớn, và 70% dân số ban đầu đến từ các vùng khác của Đài Loan. Trung tâm hành chính của thành phố Tân Bắc nằm ở Quận Bản Kiều (Banqiao), đây cũng là khu vực đông dân cư và phát triển nhất của thành phố.

Khu vực này đã từng là nơi sinh sống của người bản địa Đài Loan. Người Hán bắt đầu nhập cư vào năm 1620. Sông Đạm Thủy (Tamsui) chảy qua Đài Bắc về phía bắc ra biển và quận Đạm Thủy ở cửa sông Đạm Thủy trở thành cảng thương mại quốc tế vào năm 1850, đóng vai trò là trung tâm vận chuyển và là kho bãi quan trọng của Đài Loan dùng để xuất khẩu trà. Trà Đài Loan quan trọng đối với người Anh đến mức họ đã thành lập một lãnh sự quán ở đây để tạo điều kiện xuất khẩu sang châu Âu.

Với sự rút lui của Nhật Bản khỏi Đài Loan vào năm 1945, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đã thành lập Thành phố Đài Bắc và Thành phố Cơ Long thành các đô thị hành chính cấp tỉnh trong khi biến phần còn lại của khu vực Đài Bắc thành Quận Đài Bắc. Năm 2010, quận Đài Bắc chính thức được nâng cấp thành một đô thị đặc biệt gọi là Thành phố Đài Bắc mới—Tân Bắc

Taiwan by Timo Volz on Unsplash
Taiwan by Timo Volz on Unsplash

ĐÀI TRUNG

Đài Trung, nghĩa đen là Trung tâm của Đài Loan, là thành phố lớn nhất của miền trung Đài Loan. Trước thế kỷ 18, khu vực trung tâm của Đài Loan được kiểm soát bởi Vương quốc Đại Đỗ (大肚王國), một liên minh của các bộ lạc bản địa. Triều đình nhà Thanh ban đầu xem Đài Loan như một phần của tỉnh Phúc Kiến, nhưng vào cuối thế kỷ 19 đã quyết định thành lập Đài Loan như một tỉnh theo đúng nghĩa của nó. Khu vực Đài Trung ban đầu được chọn làm địa điểm đặt thủ phủ mới của tỉnh, và việc xây dựng bắt đầu từ thủ phủ mới được gọi là Huyện Đài Loan. Tuy nhiên, các vấn đề về ngân sách đã làm gián đoạn việc xây dựng và thủ đô được chuyển đến Đài Bắc. Năm 1896, chính quyền thuộc địa Nhật Bản đã khởi động lại việc xây dựng và đặt tên thành phố là Đài Trung.

Đài Trung là một trung tâm kinh tế và giao thông thiết yếu cho toàn Đài Loan, kết nối ngành công nghiệp và nông nghiệp ở các thành phố và quận huyện tạo nên khu vực trung tâm của Đài Loan. Ban đầu là các khu vực hành chính riêng biệt, huyện Đài Trung được sáp nhập vào thành phố Đài Trung vào năm 2010, trở thành huyện lớn thứ hai trong số năm đô thị đặc biệt của Đài Loan, với dân số khoảng 2,8 triệu người. Chiếm một vùng đồng bằng rộng lớn được bao quanh bởi những ngọn núi cao ở phía đông và biển ở phía tây, Đài Trung đã phát triển thành một trung tâm iao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không quan trọng nối khu vực này với tất cả các vùng khác của Đài Loan.

Photo by Moralis Tsai on Unsplash
Photo by Moralis Tsai on Unsplash

Dãy núi Tiêm Sơn che chắn Đài Trung khỏi các cơn bão theo mùa của Đài Loan một cách hiệu quả, khiến thành phố này nổi tiếng với thời tiết dễ chịu và ấm áp, tràn đầy năng lượng. Thành phố được tạo thành từ 29 quận hành chính, mỗi quận đều có cảnh quan thiên nhiên và văn hóa độc đáo, di sản của nhiều thế kỷ nhập cư đa dạng và phát triển cơ học, đồng thời tạo cho thành phố một khung cảnh văn hóa thịnh vượng được đánh dấu bằng các sự kiện quốc nội và quốc tế hoành tráng.

Image by Jason Goh from Pixabay
Image by Jason Goh from Pixabay

ĐÀI NAM

Được thành lập vào năm 1624 bởi Công ty Đông Ấn Hà Lan, Đài Nam là thành phố lâu đời nhất của Đài Loan và nổi tiếng với lịch sử, văn hóa, kiến trúc và di sản phong phú. Ngày nay, Đài Nam có 34 quận; trước đây thuộc thành phố Đài Nam, huyện Đài Nam, tỉnh Đài Nam. Từ năm 2010, trực thuộc thành phố Đài Nam khi Đài Nam được công nhận là đô thị đặc biệt. Ngày nay, Đài Nam có diện tích gần 260 km vuông và là nơi sinh sống của gần 1,9 triệu người.

Photo by Lu Neil on Unsplash
Photo by Lu Neil on Unsplash

Đi dạo quanh Đài Nam giống như quay ngược thời gian và nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức truyền thống trong đời sống của người Đài Loan. Đài Nam là thành phố của những ngôi đền, trong đó có ngôi đền Khổng Tử lâu đời nhất của Đài Loan. Đài Nam phát triển dựa trên giao thông đường thủy, và ngày nay con kênh cổ của thành phố vẫn là nơi lý tưởng để cảm nhận nhịp sống của thành phố cổ. Đi dạo qua mê cung của các khu phố xưa gần đó mang đến những trải nghiệm quý về các di tích và quá khứ. Những di tích vẫn luôn là một phần quan trọng trong đời sống của cộng đồng hiện đại.

Đài Nam cũng nổi tiếng với nền ẩm thực đường phố và một số quán ăn đường phố được viết trong Sách hướng dẫn sao-Michelin. Các món ăn độc đáo hoặc có nguồn gốc từ Đài Nam bao gồm súp thịt bò tươi ngon, bánh gạo với cá khô và thịt heo kho bày trí bên trên hoặc bánh gạo hấp thơm. Những món ngon này là một phần nền tảng văn hóa ẩm thực Đài Nam và mang ký ức lịch sử của bốn thế kỷ.

Photo by Ricky LK on Unsplash
Photo by Ricky LK on Unsplash

SỨC MẠNH KINH TẾ

Đài Loan đóng một vai trò có ảnh hưởng trong nền kinh tế toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Đài Loan là nhà xuất khẩu lớn thứ 18 và nhà nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 17 thế giới vào năm 2018, đồng thời xếp thứ 27 về xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ thương mại. Sở hữu những công ty quyền lực nhất trong ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) toàn cầu, Đài Loan là nhà cung cấp chính các sản phẩm chủ lực khác trong ngành công nghiệp công nghệ cao.

Yếu tố then chốt củng cố danh hiệu này là do chính phủ thúc đẩy các chính sách phát triển và duy trì khả năng cạnh tranh kinh tế quốc gia thông qua đầu tư liên tục vào nguồn nhân lực, nghiên cứu, phát triển và nâng cấp công nghiệp. Những chính sách này, kết hợp với tinh thần kinh doanh mạnh mẽ của Đài Loan đã tạo ra một môi trường đầu tư và kinh doanh luôn được xếp vào hàng cạnh tranh nhất thế giới. Chẳng hạn, năm 2019, Business Environment Risk Intelligence (BERI) có trụ sở tại Hoa Kỳ xếp Đài Loan đứng thứ tư trên thế giới và thứ hai ở châu Á về mức độ an toàn đầu tư.

Taiwan by Timo Volz on Unsplash
Taiwan by Timo Volz on Unsplash
Image by Tawatchai07 on Freepik
Image by Tawatchai07 on Freepik

16 Món ngon đặc trưng của Đài Loan

Từ phở bò đến trà sữa trân châu, chúng tôi giới thiệu sơ lược ăn gì, ở đâu khi đến Đài Loan!

Tác giải: Leslie Nguyen-Okwu | eater.com

Ở Đài Loan, mọi người thích ăn uống! Có những người bán hàng rong, cửa hàng ăn nhẹ và nhà hàng ở khắp mọi nơi trong mọi thị trấn và thành phố. Thực phẩm và các món ăn từ khắp nơi trên thế giới đều có ở Đài Loan, nhưng ẩm thực bản địa của Đài Loan không thể nào quên và hiện đã thu hút được sự chú ý trên toàn thế giới – hãy thử một lần và bạn sẽ nhớ mãi. Các món ăn tuyệt vời như trà sữa trân châu, mì khô Đại Giáp (Danzai), súp tôm thịt, bánh mì quan tài, rau và thịt cuốn, miến hàu, bánh mì hấp và món tráng miệng đá bào.

Làm thế nào bạn có thể xướng tên một món ăn tầm cỡ quốc gia khi hầu hết các nước trên thế giới không thừa nhận bạn là một quốc gia? không có đại diện chính thức tại Liên Hiệp Quốc? Dù sao thì Đài Loan cũng đang tiến lên phía trước, ca ngợi món phở bò là thần dược chính thức của họ. Đài Loan đang ở ngã ba đường chính trị, nơi tạo nên một nền ẩm thực độc đáo, phong phú và đa dạng; thấm đẫm truyền thuyết lịch sử và tràn ngập ý đồ chính trị.

Eating in Taipei is a 24-hour affair

Nói về ẩm thực quả là một chủ đề phức tạp. Nhưng thưởng thức món ăn Đài Loan thì hoàn toàn ngược lại. Hương vị ngọt ngào, mạnh mẽ của thảo dược và vị của bột ngọt đậm đà thấm sâu vào ẩm thực địa phương, và không khí được nhân đôi khi ăn tại Đài Bắc nhờ bối cảnh là một góc phố nhộn nhịp, chợ đêm đông đúc hoặc một nồi lẩu nghi ngút khói.

Đây là nét đặc hữu nóng và ồn ào của hòn đảo. Đâu đó ánh đèn nhấp nháy cứ chiếu thẳng vào mặt bạn, những hàng quán tỏa mùi đậu hủ nồng nặc gây cảm giác bồn chồn. Người người đi lại chật cứng áp sát vào nhau nhộn nhịp hối hả tại một trung tâm đô thị đông đúc bậc nhất châu Á.

Món ngon Đài Loan mang cả hai khía cạnh đáng tự hào là bản sắc dân tộc và lòng yêu nước, thật sự rất đáng để trải nghiệm. Và Eater sẽ có bài một bài viết tổng quan giúp điều hướng tất cả các hoạt động ăn uống tại Đài Bắc.

Taiwan by Timo Volz on Unsplash
Taiwan by Timo Volz on Unsplash

TÌM HIỂU NGUỒN CỘI

Món ăn mà chúng ta cho là đặc trưng của Đài Loan thực ra lại là món lai tạp từ nhiều nguồn gốc. Hương vị bản địa địa phương và làn sóng ảnh hưởng ẩm thực bên ngoài đã kết hợp lại thành thương hiệu «mặn-ngọt» của ẩm thực Đài Loan hiện đại, trong đó hầu hết mọi món ăn đều có một ít húng quế, tỏi và hành lá.

Trong hàng nghìn năm, người Nam Đảo bản địa sinh sống một mình một cõi trên vùng đất và biển rộng lớn của Đài Loan — một quần đảo tươi tốt với những dòng suối róc rách, suối khoáng nóng, những ngọn núi xanh mướt và những bờ biển đá lởm chởm. Ngày nay điều này đã trở thành dĩ vãng. Khoảng nửa triệu người bản địa Đài Loan vẫn còn sinh sống ở đất nước này và ảnh hưởng ẩm thực của họ vẫn tồn tại thông qua các nguyên liệu địa phương như kê và hạt tiêu núi được gọi là maqaw; các món ăn đầy hương vị như bánh ú hạt kê và xúc xích tẩm gia vị tiêu núi mặn; với cách chế biến như ướp muối và xông khói.

A Hakka feast at Hakka Tea House in Taipei
Hakka Tea House

Ẩm thực Đài Loan cũng mang dấu ấn của người Khách Gia — một nhóm nhỏ dân tộc Hán có nguồn gốc tổ tiên ở các tỉnh nói tiếng Khách Gia ở miền Nam Trung Quốc bắt đầu định cư trên đảo vào khoảng thế kỷ XVII. Ngày nay có khoảng 4,5 triệu người Khách Gia xem Đài Loan là quê hương, và cách nấu ăn mộc mạc của họ thể hiện nhiều hương vị mà chúng ta liên tưởng đến Đài Loan xưa: súp đặc, nhiều húng quế; lôi trà trộn với đậu phộng, lá bạc hà, hạt vừng và đậu xanh cùng với miến xào áp chảo.

Photo by Yulun Chang on Unsplash
Photo by Yulun Chang on Unsplash

Nhờ những người Phúc Kiến xưa mà Đài Loan ngày nay có được những hương vị đậm đà của các món ăn như cơm với thịt heo bằm, hoặc bánh bao hấp kẹp thịt heo – Tổ tiên họ đến đây vào thời nhà Thanh, và sau đó cùng với sự xuất hiện ồ ạt của những người dân đại lục di dân vào thờ cuối cuộc nội chiến ở Trung Quốc vào những năm 1940.

Trong khoảng thời gian 50 năm là thuộc địa của Nhật Bản, đã mang những hương vị đặc sắc từ xứ sở Phù Tang đến Đài Loan với các loại rau có vị ngọt đậm đà, bánh mochi hấp ngọt phủ vừng và các món hải sản chế biến theo nguồn nguyên liệu từng mùa. Cho đến ngày nay, hộp cơm bento và quán ăn sushi rất dễ tìm thấy ở hầu hết các góc phố ở Đài Bắc.

Beef noodle soup from a street stall in Da’an, Taipei

NHỮNG MÓN ĂN NGON NÊN NẾM THỬ

Mì bò Đài Loan (牛肉麵)

Sự kết hợp giữa thịt bò ninh nhừ từ từ với một vắt mì sền sệt có vẻ rất bình thường, và thật khó để khẳng định món này có nguồn gốc từ nước nào. Tuy nhiên, súp mì bò được coi là món ăn quốc hồn quốc túy của Đài Loan (mặc dù nguồn gốc của nó là từ Trung Quốc), và mang hương vị đặc trưng của Đài Loan với việc thêm thắt dưa cải chua và bột ngũ vị hương đặc trưng gồm hoa hồi, đinh hương, quế Trung Quốc, tiêu Tứ Xuyên và hạt thì là.

Đài Loan tổ chức Lễ hội mì bò quốc tế Đài Bắc hàng năm. Và món súp mì (làm từ lúa mì) cùng với thịt bò ninh mềm, gân bò và rau xanh trong nước súp thịnh soạn được ninh từ từ bằng xương bò trong nhiều ngày trước bán đắt như tôm tươi. Thương hiệu thực phẩm nhanh Lay’s có sản phẩm khoai tây chiên hương vị súp mì thịt bò bên trong các cửa hàng tiện ích 7-Elevens trên khắp hòn đảo.

Mỗi nhà hàng đều có công thức nấu ăn bí mật của riêng mình, với các cách chế biến nước dùng, kích cỡ sợi mì và chất lượng thịt. Một quán mì ở Đài Bắc có tên là Niu Ba Ba có giá bán đắt nhất thế giới cho một tô mì siêu hạng với giá 10.000 Tân Đài tệ (khoảng 325 đô Mỹ) trong khi bình thường các quán bình dân khác bán với giá 185 Tân Đài tệ (khoảng 6 đô Mỹ) một tô.

Cash City (錢都日式涮涮鍋) is one of the popular casual hot pot chains in Taipei

Lẩu (火鍋)

Mùa nào cũng là mùa lẩu ở Đài Loan. Vì vậy, trung tâm của văn hóa ăn uống ở đây là lẩu; đến nỗi hầu hết ở gian bếp gia đình đều được trang bị bếp nấu lẩu chuyên dụng của riêng họ để mang ra dùng bất cứ khi nào. Có gần 5.000 nhà hàng lẩu trên toàn quốc, phục vụ nhiều phong cách khác nhau: từ shabu phong cách Nhật, đến xốt cay Tứ Xuyên, rồi đến đậu hủ thúi Đài Loan; phục vụ đa dạng từ thực dơn combo chọn sẵn đến buffet lẩu ăn thỏa sức.

Quán lẩu là nơi người Đài Loan tụ tập, và nhúng bất kỳ thứ gì: hải sản, thịt thái mỏng, rau cải, há cảo, hoành thánh, nấm và tất cả các loại đậu hủ, tàu hủ ki, phù trúc…. vào những nồi nước dùng cỡ bàn ăn với nước súp nấu từ xương heo, táo tàu hoặc bắp cải muối. Lấy đũa hoặc kẹp gắp món ăn bạn muốn ăn và nhúng vào nước xốt nóng thơm ngon do bạn tự nêm nếm với dầu mè, nước xốt tương ớt, nước tương, tỏi, hành lá tươi thái nhỏ, giấm đen, đường hoặc nước xốt ớt.

Image by Earsuit from Pixabay
Image by Earsuit from Pixabay

Bánh bao hấp cuốn thịt heo, hay còn gọi là Hamburger Đài Loan (刈包)

Đầu bếp và nhân vật truyền hình người Mỹ gốc Đài Loan Eddie Huang đã ca ngợi món bánh bao thịt heo mà anh ấy chế biến tại nhà hàng Baohaus, New York. Anh ấy không thèm ăn bất món gì ngoài món mà tổ tiên Đài Loan của anh ấy đã ăn trong nhiều thế kỷ. Gua bao, thường được dịch là Bánh mì kẹp thịt của Đài Loan, là một đặc sản của miền bắc Đài Loan, gồm những chiếc bánh bao màn thầu xốp hấp rồi nhồi đầy những lát thịt ba chỉ béo ngọt được om trong hỗn hợp rượu gạo, nước tương và bột ngũ vị hương của Trung Quốc, bên trên là đậu phộng giã nhỏ, cải muối và ngò.

Bánh bao nếp (粽子)

Bánh bao nếp cũng giống như bất kỳ bánh gạo nếp gói lá khác, và các loại bánh tương tự dễ dàng thấy khắp châu Á. Ở Đài Loan, nó thường có hình như bánh ú, với các loại nhân như tôm khô, nấm, đậu phộng hoặc hạt dẻ cùng với thịt heo. Đôi khi có củ cải muối, cùng với lòng đỏ trứng muối, cộng với những thứ giòn giòn khác để khi ăn nó hòa quyện giảm bớt độ dính của nếp.

A mother purchases a fried chicken snack for her son in Taipei
Pork on rice is an essential Taiwanese comfort food

Gà rán Đài Loan (鹹酥雞)

Được phục vụ trong các chuỗi cửa hàng gà rán và chợ đêm trên khắp đất nước, gà rán Đài Loan không chỉ được chiên ngập dầu một lần mà là hai lần, để có lớp vỏ giòn, mỏng và tinh tế như món tempura. Gà rán Hàn Quốc cũng được chiên hai lần, nhưng phiên bản Đài Loan thường được rắc muối, hạt tiêu và lá húng quế và rắc bột ngũ vị hương, để tạo nên sự kết hợp mặn, giòn sánh ngang với bất kỳ món gà rán danh tiếng nào trên toàn cầu. Bạn sẽ tìm thấy món gà kiểu bỏng ngô cũng như những miếng thịt gà cốt lết và thịt gà được bán theo miếng.

Cơm thịt kho (滷肉飯)

Cơm thịt kho là cách Đài Loan xoa dịu bản thân. Giống như hầu hết các món ăn bình dân trên thế giới, nó không cầu kỳ phức tạp: chỉ là thịt heo om đậu nành béo ngậy được phục vụ trên cơm trắng mới nấu. Món này có thể được dùng riêng như một món ăn hoàn chỉnh, hoặc ăn kèm trong một bữa ăn cùng với các món khác.

Photo by Ricky LK on Unsplash
Photo by Ricky LK on Unsplash

Bún miến hàu (蚵仔麵線)

Món này được làm từ một loại nước dùng dạng sền sệt, thường là với bột mì tinh để tạo nước súp mịn và sền sệt, được làm tròn bởi những miếng thịt hàu tươi và phèo non. Món ăn được trang trí bằng rau mùi và thực khách cũng nên thêm một muỗng giấm đen. Nếu ở khu vực gần bờ biển, bạn cũng sẽ tìm thấy món trứng hàu chiên, một món ăn tương tự có dạng sệt.

Bánh kẹp hành lá (蔥油餅)

Bánh kẹp hành lá, đôi khi được gọi là bánh xèo hành lá, là một loại bánh mì dẹt giống bánh sừng bò thơm ngon, xốp, trộn hành lá vào một loại bột nhiều dầu, được múc lên vỉ nướng nóng và nướng cho đến khi giòn. Có thể thấy những nghệ nhân bán hàng rong giỏi nhất của Đài Bắc đang khéo léo quay khuôn, trở và lật những chiếc bánh xèo cho đến khi phồng lên và xếp thành nhiều lớp. Ăn riêng từng miếng hoặc quấn quanh trứng, lá húng quế, pho mát, thịt bò áp chảo, giăm bông, bắp…

A worker flips scallion pancakes on the griddle at a street food stand.
Yongkang Scallion Pancake stall is one of the city’s most famous street vendors

Trứng vịt bách thảo (皮蛋)

Ủ trứng từ vài tuần đến vài tháng trong muối, vôi và tro và bạn sẽ có được Bách nhật trứng! Một món trứng có màu đen xám giống như đã luộc chín được bao quanh bởi lớp vỏ giống như thạch. Lòng đỏ có vị ngọt nhẹ, với độ béo ngậy tương tự như pho mát thực sự ngon. Hãy dùng với cháo cho bữa sáng, ăn kèm xốt ớt cay hoặc trên đậu hủ non.

Gà ba chén (三杯雞)

San bei ji còn được gọi là gà ba chén, vì ba phần rượu gạo, nước tương và dầu mè bằng nhau tạo nên nước om gà. Nó phổ biến ở cả Trung Quốc và Đài Loan, nhưng người Đài Loan có công thức ăn ngọt hơn nhiều. Toàn bộ món ăn được nấu chín và phục vụ trong nồi đất nung và khi mang ra đến tận bàn nó vẫn còn rất nóng kêu lách tách với một chút húng quế rắc lên trên.

Tiểu long bao, hay bánh bao súp (小籠包)

Chuỗi cửa hàng Đinh Thái Phong [Din Tai Fung] của Đài Loan đã trở thành thương hiệu quốc tế kinh doanh món tiểu long bao hay còn gọi là bánh bao súp. Khoảng năm 1980 khi nhà hàng đầu tiên mở tại đường Tín Nghĩa, trung tâm Đài Bắc luôn thu hút thực khách từ sáng đến khuya với món bánh bao nhân thịt heo hấp kiểu Thượng Hải chứa nước xốt nóng bên trong. Món bánh bao này đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và lúc nào cũng đông khách. Làm thế nào để tiểu long bao vừa lấy ra khỏi nồi hấp cho ngay vào miệng, làm bỏng cả lưỡi và khi cắn phải nhăn mặt. Thực khách phải kiên nhẫn ngồi chờ đầu bếp tiếp tục làm bánh trên xửng tre và cho vô nồi hấp. Thực sự, đây là cách duy nhất để thưởng thức món tiểu long bao.

A fan tuan breakfast from Taipei’s North Pastry (北方大陸餅)

Bữa sáng di động cầm tay (飯糰)

Ở Đài Loan, Fan Tuan là bữa sáng di động cầm tay đem đến sự tiện lợi và nhanh chóng, giúp thực khách nạp nhanh năng lượng mà còn thỏa mãn vị giác. Fan Tuan hiểu đơn giản là một loại cơm nếp cuộn giống như bánh burrito. Phần nhân thường có củ cải ngâm, rau xanh ngâm, trứng om, thịt lheo, thịt xông khói theo cách truyền thống. Các phiên bản hiện đại nhìn bắt mắt hơn với các loại cơm có màu khác nhau; đặc biệt phổ biến là màu tím và được trình bày trong hộp nhựa. Fan Tuan là bữa sáng lý tưởng mang theo khi cần di chuyển.

Đậu hủ thúi (臭豆腐)

Vô vàn món ngon trên thế giới đều có mùi thủm thủm: Phô mai thúi, sầu riêng hăng hăng, mùi hải sản đông lạnh…. ngay cả món trứng cũng vậy. Cho nên đôi khi nhiều người nước ngoài khi ngưởi món đậu hủ lên men của Đài Loan đã bị thổi phồng quá mức. Đậu hủ thúi được lên men trong nước muối thường bao gồm các loại thảo mộc Trung Hoa, cá hoặc tôm khô, tre, mù tạt và rau dền. Kết quả là có được món đậu hủ ẩm, mềm và được chiên trước khi ăn. Hầu hết người Đài Loan tin rằng càng dậy mùi thì càng ngon; nhưng đừng sợ: mùi sẽ vào mũi và đậu hủ thúi vào miệng!

Thạch bông cỏ (愛玉)

Được làm từ hạt của một loại vả leo có nguồn gốc từ các vùng núi của Đài Loan, món thạch ngọt ngào, mềm dẻo này thường được đổ lên trên nước cốt chanh chua và đá bào. Thực khách sẽ dùng một ống hút cực to để thưởng thức món thạch này. Cùng với trà sữa trân châu, đây là món giải khát yêu thích để vượt qua mùa hè oi ả của Đài Loan.

Shaved ice at Kokochi Kogosei near Chifeng Street in Taipei

KINH ĐÔ CỦA ĐỒ NGỌT

Thành phố Đài Nam được coi là Kinh đô hảo ngọt của Đài Loan. Tương truyền rằng những cư dân giàu có của thủ đô trước đây thường cho một thìa đường vào mỗi món ăn; nhưng cả nước đã nổi tiếng là một vùng đất của những món ngọt. Cho dù đó là quán trân châu hay cửa hàng đá bào, luôn có vô số cách để thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Dưới đây là một vài món ngọt phổ biến nhất:

Đá bào (礤冰)

Tại các cửa tiệm trên khắp đất nước, những khối nước đá lớn được bào bằng máy thành những dải ruy băng hoặc bột mịn như tuyết và chất đầy trái cây tươi, đậu đỏ, đậu xanh, khoai môn, bột sắn vò viên và thạch bông cỏ… tất cả đều được cho vào đá bào. Sau đó cho thêm sữa đặc có đường hoặc xi-rô gừng.

Bánh dứa (鳳梨酥)

Đài Loan trồng rất nhiều dứa. Những chiếc bánh bột mì ngắn cỡ lòng bàn tay này được nhồi với mứt thơm và hạt dưa là loại bánh ngọt được đánh giá cao mang thương hiệu quốc gia và là món quà lưu niệm được ưa chuộng. Việc tặng bánh dứa là một hoạt động kinh doanh nghiêm túc ở Đài Loan. Trong tiếng Phúc Kiến quả dứa đọc là «ong lai», đồng âm với «may mắn sắp tới» và tượng trưng cho sự giàu có, may mắn và thịnh vượng. Tại Đài Loan, người ta có thể phân tích sự khác biệt tinh tế giữa các hiệu bánh dứa. Phụ huynh sẽ đánh giá con rể và con dâu tương lai dựa trên nhãn hiệu bánh dứa mà họ tặng.

Kem Burritos và kem!

Trên các góc phố sầm uất và trong các khu chợ đêm khắp Đài Bắc, bạn sẽ bắt gặp những chiếc xe đẩy bán các món ăn mang đi như bánh mochi khoai môn làm bằng tay và khoai môn dẻo; bánh xốp hình quả trứng; và món bánh burritos kem: bánh kẹp làm từ bột mì giống như bánh tortilla cuộn quanh những muỗng kem trái cây, đậu phộng rang và rau mùi tươi tạo nên một kiệt tác ẩm thực trong sự tương phản về vỏ bánh và nhân bánh!

Image by Pexels from Pixabay
Image by Pexels from Pixabay

UỐNG MÓN GÌ?

Đài Loan có một nền văn hóa cạn bôi (乾杯) thật hào khí: cạn chén! Thức uống không chính thức ở đây là rượu lúa miến (高粱), một loại nhiên liệu máy bay làm từ lúa miến được những người uống rượu Đài Loan ưa chuộng. Nguồn gốc rượu này xuất phát từ đông bắc Trung Quốc trước khi tìm đường đến Đài Loan.

Sản xuất rượu lúa miến trên đảo Đài Loan chỉ là một ngành công nghiệp tương đối nhỏ cho đến những năm 1950, khi quần đảo Kim Môn của Đài Loan bị chiến tranh tàn phá. Những người lính trên đảo Kim Môn cần rượu để giữ ấm trong những đêm gió lạnh để chống chọi với những đợt pháo kích không ngừng từ đối phương. Hiện tại rượu lúa miến Đài Loan luôn có mặt trong các cuộc thi quốc tế, rượu được phục vụ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng. Một số chai mạnh nhất với 63% ABV phủ một lớp dầu hỏa không dành cho người yếu gan.

Milk tea with red chili boba from Top Q Tea shop in Banqiao, Taipei
Midday rush at Taipei’s historic Wistaria Tea House

Tuy nhiên ngày nay hầu hết người Đài Loan thích rượu whisky và bia thương hiệu của những nhà máy bia thủ công địa phương đang phát triển như Sunmai hoặc Taihu; hoặc bia nấu thủ công kiểu phương Tây, được pha chế tinh tế tại các cơ sở sản xuất bia ngầm trên khắp Đài Bắc, như Ounce, R&D Cocktail Lab và Câu lạc bộ Chỉ dành cho Nhân viên (Loại hình này chỉ dành cho thành viên có thẻ, khi đi uống sẽ có một chiếc ô tô hộ tống bạn đến quán bar và quẹt thẻ để vào)

Để có một ngụm trà tỉnh táo hơn, trà đen và ô long hái từ núi cao vẫn là trọng tâm trong cuộc sống của người Đài Loan, cả trong quá trình trồng trọt và tiêu thụ. Trong khi các thế hệ gần đây đang rời xa việc uống trà truyền thống để chuyển sang uống cà phê và đồ uống trà lắc có đường, thì một thời kỳ phục hưng lại đang nhen nhóm trong giới trẻ có đầu óc chính trị muốn coi trà như một phần quan trọng trong văn hóa Đài Loan.


Breakfast at Yonghe Doujiang (永和豆漿)
Roasted goose from a street stand in Taipei, Taiwan
A neighborhood market in Xinyi District, Taipei
Late night dumplings in Taipei
A typical re chao spread in Taipei
Taipei’s Meowvelous serves playful takes on Taiwanese classics as Western-style small-plates
A Taiwanese black chicken preparation served at Taipei’s modernist restaurant Raw

Nhưng không có thức uống nào sánh được với gã khổng lồ Trà trân châu. Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau trên khắp thế giới: trà trân châu, trà sữa bột sắn. Phiên bản đơn giản nhất được pha bằng sữa, trà đen và trân châu bột sắn caramen, dẻo được lắc cùng nhau như rượu martini và được phục vụ với ly thật to đặc trưng hiện nay sản xuất từ vỏ trấu và rơm tái sinh. Có vô vàn biến thể của trà sữa, miễn sao dựa trên công thức dẽo dẽo dai dai đang được yêu thích tại các địa phương.

Thien Xuan Travel
Park 2, 208 Nguyen Huu Canh, Ward 22,
Binh Thanh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
Email: booking@thienxuantravel.com
Hotline: +84 888 890 898

Your opinion counts!

Leave a Comment

Your email address will not be published. All fields are required.